Th10/Music

From Touhou Patch Center
< Th10
Revision as of 07:29, 16 April 2018 by FuzzyBot (talk | contribs) (Updating to match new version of source page)
Jump to navigation Jump to search

Dịch từ bản tiếng Anh của Touhouwiki và nguyên bản tiếng Nhật.

Music titles translation
No. 1 Chư thần bị phong ấn
Arrangement of Bản nhạc của câu chuyện phương Đông

@

  Nhạc nền của màn hình chính. Vẫn dựa trên bài nhạc ấy... Tôi cố gắng tạo vẻ oai nghiêm, một phong cách hợp với các vị thần xứ Phù Tang. Nó là một giai điệu đẹp tuy say sưa, lạ lùng, nhưng bạn chỉ cảm thấy như vậy khi nghe liên tục

Đặc biệt là lúc bạn đang debug game.

No. 2 Vị thần yêu mến con người ~ Mùa thu lãng mạn

@

  Nhạc nền màn một. Cũng đã lâu từ lần cuối cùng tôi dùng nhạc thể này. Tính cả phần đoạn nhạc du dương lúc nhịp điệu bài nhạc bỗng chậm lại, một giai điệu rất nhẹ nhàng, thư thái... Tôi nghĩ đây là bài nhạc phù hợp nhất với màn một trong tất cả

màn một và hai trong những game Touhou tính đến thời điểm hiện tại, phải không?

No. 3 Vì công chúa Inada đang trách mắng tôi

@

  Nhạc nền của Aki Monoriko. Bài nhạc này có nhịp điệu tốt, so sánh với những bài khác. Tôi cố gắng viết bài này trên hình ảnh lễ hội thu hoạch và một vị thần non trẻ, vô tư. Chỉ một game chứa loại nhạc vô tư, thư thái này là Touhou. Thông thường, đánh trùm với bản nhạc này sẽ gây khó khăn cho người chơi.

Bản nhạc này có vòng lặp ngắn, bởi trận đánh với cô ta cũng nhanh chóng kết thúc.

No. 4 Con đường của thần tai ương ~ Con đường tăm tối

@

  Nhạc nền màn hai. Trái ngược với màn đầu, đây là một bản nhạc u sầu. Phối hợp phong cách Đông phương và Tây phương, tôi nghĩ nó có một cảm giác thú vị. Trùm màn này là gothic lolita, nên bản nhạc trở nên thế này. Giai đoạn chuyển từ đoạn mở đầu huyền bí đến đoạn điệp khúc,

mở mang tầm nhìn của bạn có một cảm giác khá dễ chịu.

No. 5 Mặt tối của số phận

@

  Nhạc nền của Kagiyama Hina. Vì cô ấy là gothic lolita, tôi nghĩ tôi nên viết một bản nhạc chứa đựng những nỗi đau, nhưng khi tôi nghĩ đến những sở thích của tôi, và cốt truyện của game, cảm xúc này đến với tôi. Dù gì thì Hina cũng chỉ là trùm màn 2 thôi.

Làm cho cô ấy có vẻ ngờ nghệch một tí vẫn tốt hơn.

No. 6 Ảo Tưởng Hương mà chư thần yêu mến

@

  Nhạc nền màn ba. Đấy sẽ là giai điệu đầu tiên bạn nghe khi thâm nhập Núi Yêu Quái. Nó bùng nổ với những đoạn nhạc đậm chất Ảo Tưởng Hương. Tôi đã chuẩn bị giai điệu du dương nhất nhất tôi có thể cho thung lũng huyền ảo, xinh đẹp những yêu quái đang sinh sống. Tôi mong là đã truyền tải

một cảm giác tự do, phóng khoáng, trái ngược với màu chất u tối của nhạc nên màn trước.

No. 7 Hà đồng của Akutagawa Ryunnosuke ~ Người bạn vô tư

@

  Nhạc nền của Kawashiro Nitori. Bạn sẽ phải nghe bài này khá nhiều, nên tôi đã cố gắng hết sức để bạn không chán nó. Vì vậy, tôi đã dùng những đoạn nhạc, những giai điệu lạ lùng, nhưng tôi vẫn tự hỏi liệu nó có tốt hay không. Tôi nghĩ là bạn sẽ nghe bài này khá nhiều, và ấn tượng đầu của bạn sẽ thay đổi liên tục.

Có lẽ nó nên tạo một cảm giác cô đơn ở đoạn kết?.

No. 8 Thác nước của mùa thu ~ Con thác mùa thu

@

  Nhạc nền màn bốn Khi bạn nghĩ đến thác nước, có hai hình ảnh: một thác nước rộng, mạnh mẽ và một thác nước ôn hoà, nhỏ nhẹ. Lần này, tôi dùng hình ảnh đầu tiên. Touhou luôn luôn có một vẻ u tối, nên tôi thử diễn tả một cảm xúc mới mẻ, thanh thản. Vì sao? Một thác nước mùa thu.

Tôi nghĩ rằng thác nước bộc lộ rõ ràng nhất vào mùa thu.

No. 9 Núi Yêu Quái ~ Ngọn núi thần bí

@

  Nhạc nền của Shameimaru Aya Tôi đã viết nhạc cho Aya, Phong thần thiếu nữ, với hình ảnh một phóng viên, nhưng lần này tôi nhấn mạnh hình ảnh yêu quái “Thiên cẩu” của nước Nhật cổ đại. Nếu tôi đưa nó một nén cổ xưa, hoài niệm vào bản nhạc này, bạn có thể trở thành một yêu quái.

Ahh, thật hoài niệm.

No. 10 Phong cảnh Nhật bản nguyên sơ trong đôi mắt người thiếu nữ

@

  Nhạc nền màn năm. Lần này, nhân tố Nhật Bản sâu và rộng. Nhất là nó càng mang đậm chất Nhật càng về sau. So sánh với những giai điệu khác, chất Nhật ở đoạn đầu tương đối mờ nhạt, nhưng giai điệu tối tăm, hoài niệm cùng đoạn điệp khúc dồn dập càng rõ rệt ở những đoạn sau. Nếu bạn vừa chơi vừa lắng nghe, cái cảm giác ấy càng rõ rệt ở những đoạn cuối.

Dù sao thi, Thủ Thỉ Thần Xã trông có vẻ hào hoa hơn Bác Lệ Thần Xã nhiều.

No. 11 Đức tin là dành cho kiếp người phù du

@

  Nhạc nền của Kochiya Sanae. Có cảm giác như là đoạn nhạc metal ở đây ồn hơn hẳn; tôi nghĩ rằng tôi chỉ tạo ra một cái cảm giác nặng nề, nhưng tôi lại sơ ý và làm quá lên, tật xấu khó chừa. Ha ha. Dù rằng do giai điệu hay bất kỳ thứ gì khác, bản nhạc này nặng nhất game. Từ chỗ này trở đi, mọi thứ bất chợt tươi sáng hơn, và đoạn cuối thì dường như hơi mất phong vị...

Kẻ nào càng mạnh, kẻ đó càng ít phải lo âu: đây là lời hứa của Ảo Tưởng Hương.

No. 12 Nghĩa địa ngự trụ ~ Mồ chôn sự sống

@

  Nhạc nền màn sáu. Vì màn này tương đối ngắn, nên giai điệu cũng ngắn theo. Màn cuối là trận chiến với Trùm Cuối, nên nếu tôi không làm con đường đến gặp ả ngắn lại, thì bản thân nó sẽ mất chất, vì thế, bản nhạc này tương đối ngắn. Tôi cũng không đốt cháy giai đoạn quan trọng đâu.

Tôi muốn thể hiện cái cảm giác có cái gì đó sắp xảy ra, dù sao thì đây cũng là màn cuối rồi.

No. 13 Chiến trường cổ đại của các vị thần ~ Chiến trường Suwa

@

  Nhạc nền của Yasaka Kanako. Đây là vị thần kỳ lạ, “kết thân” với người và yêu quái bằng sức mạnh phi thường. Một đoạn nhạc tôi viết khiến bạn cảm thấy sợ hãi, và một đoạn tôi viết khiến cho bạn cảm thấy sức nặng của bề dày lịch sử. Dù sao thì, nó mang một nét vui tươi với một bản chất thư thái, du tâm. Bản nhạc này khác hẳn so với Sanae,

nhưng có lẽ đó là vì sự khác biệt giữa con người và thánh thần.

No. 14 Ngày mai là ngày đẹp trời, hôm qua thì không

@

  Nhạc nền màn extra. Tôi đã nghĩ đến việc viết một bản nhạc vui tươi nhất trò chơi. Những món yakisoba, okonomiyaki, takoyaki không đến nỗi đặc biệt ngon. Và mắc một cách bất thường. Dọn ra như một mâm đồ ăn vật, cùng vài lon bia, trong khi ánh mắt ngắm nhìn mặt đất.

Tôi cực kỳ thích những ngày lễ ở đền. Đó là môt trong những cách thưởng thức bia tuyệt hảo.

No. 15 Đức tin bản địa

@

  Nhạc nền của Moriya Suwako. Một bản nhạc vui tươi, dồn dập. Hơn nữa tôi thử lồng vào cái chất Nhật và cái tính hiếu động của một đứa trẻ vào đó. Trông hoàn toàn phù hợp với Suwako. Trái ngược với giai điệu đầy sức sống, là một bản dương cầm từ địa ngục. Bản nhạc này rất hỗn loạn, hỗn loạn hơn cả bản nhạc của Kanako.

Chắc bạn sẽ nghĩ rằng cô ta chỉ đùa giỡn với người vu nữ trong đoạn dương cầm dồn dập ấy.

No. 16 Đền thần dưới chân núi

@

  Nhạc kết thúc trò chơi. Lần này, có rất nhiều phách ba thấm vào người bạn. Tôi cảm thấy rằng những phách ba này hợp với nhựng trò chơi phong các Nhật. Nó tự tạo cảm giác riêng biệt mà không quá tươi hoặc quá tối. Nếu làm như vậy thì bài này sẽ nhẹ nhàng như không khí, nên dùng trong trường hợp nào cũng được.

Nhưng mà, ấn tượng nó để lại rất mờ nhạt. Thật chẳng biết làm sao.

No. 17 Cơn mưa được thần ban tặng ~ Giấc mộng linh hồn gió

@

  Nhạc nền giới thiệu đội ngũ sản xuất. Lập dàn cầu mưa, trời sẽ mưa. Nó không liên quan lắm tới câu chuyện, nhưng mưa là cách hiểu dễ nhất về việc thần linh phù hộ, nên... Thần gió không chỉ làm gió thổi như thiên cẩu; nó cũng có một mối liên hệ với ý nghĩa của thần thu hoạch. Nếu bạn nghĩ đến nông nghiệp,

bạn nghĩ đến mưa, nên trời mưa.

No. 18 Điểm số của người chơi
Arrangement of Chiến trường cổ đại của các vị thần ~ Chiến trường Suwa from Mountain of Faith

@

  Nhạc nền Game Over. Quá cô đơn khi cảnh Game Over không có nhạc, nên tôi viết bài này và đưa nó vào đây. Lạ lùng thay, cái cảm giác cô đơn dường như tăng thêm bội phần.

Vì sao lại thế?

[[Category:MediaWiki:Cat music/vi]]